Thứ Sáu, 11 Tháng Mười, 2024
HomeTổng quan du lịchTranh lụa Việt Nam

Tranh lụa Việt Nam

Tranh lụa của Việt Nam là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật độc đáo của người họa sĩ khi sử dụng chất liệu vẽ là lụa.

Duy nhất trong nghệ thuật hội họa Việt Nam cũng như thế giới, tranh lụa được gọi theo chất liệu nền mà không theo chất liệu vẽ lên nó.

Với đặc tính dễ thấm hút, mềm mịn, khó phai, lụa góp phần mang lại cảm giác mềm mại cho tác phẩm được thể hiện.

tranh lua viet nam
Một bức tranh lụa nổi tiếng ở Việt Nam. Ảnh: @baotangmtvn

Chất liệu

Hẳn nhiên lụa là chất liệu chính của tranh lụa. Ở Việt Nam, các họa sĩ thường dùng lụa tơ tằm để thể hiện tác phẩm. Tuy nhiên, vì làm thủ công nên lụa của Việt Nam có loại thô – mộc, có loại sợi nhỏ, mướt, mịn. Mỗi loại lụa sẽ tạo ra hiệu ứng khác nhau khi thể hiện tác phẩm.

Trong khi đó, lụa của Trung Quốc có thớ vải ngang dọc đều nhau. Với đặc tính đó, khi vẽ trên lụa Trung Quốc sẽ dễ dàng thể hiện sáng tối, mờ ảo, nhưng cảm giác sẽ không có chiều sâu tối đa như mong muốn của họa sĩ.

Mặc khác lụa Trung Quốc khá mỏng nên khả năng thấm nước không nhiều, nên khi vẽ phải để lụa ẩm, nếu để khô sẽ trở nên đanh cứng, đục và cặn. Chính vì thế lụa này giới hạn thể loại tác phẩm thể hiện, có vẻ phù hợp với các bức chấm phá quốc họa, khó với các tác phẩm cọ rửa và nhuộm màu nhiều lần.

Hiện nay, lụa các họa sĩ Việt Nam thường hay dùng là lụa của làng Quan Phố (xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Việt Nam), được dệt hoàn toàn bằng tơ tằm nên tạo cảm giác bền chắc, có tính năng thấm hút màu tốt.

Khác với lụa Trung Quốc, lụa Quan Phố được làm thủ công, nên tấm lụa có kết cấu sợ đa dạng, to nhỏ khác nhau, không đồng đều và dày hơn. Các yếu tố này giúp cho việc cọ rửa nhiều lần trên tấm lụa được dễ dàng hơn, thực hiện các tác phẩm trên nó được dễ hơn theo cảm nhận, cảm xúc và kỹ thuật của từng họa sĩ. Các nét bút đậm – nhạt, dày – mỏng, nông – sâu, mờ ảo, biến hóa khôn lường trên loại lụa này.

Thế nên, rất quan trọng trong việc sáng tạo tranh lụa ở Việt Nam là việc lựa chọn đúng chất liệu lụa phù hợp với nhu cần thể hiện những cung bật cảm xúc thẩm mỹ của người vẽ.

>> Xem thêm: Tranh Đông Hồ vẽ trên giấy gió.

Tiếp đến đó là chất liệu của màu vẽ. Màu nước làm màu được ưa chuộng bậc nhất trong loại tranh này. Xưa kia màu vẽ trên lụa được làm thủ công từ thiên nhiên như màu đen từ tro than lá tre, màu xanh từ lá chàm, vàng từ nước hoa hòe được giã nhỏ hoa và lọc lấy nước hoặc từ cây gỗ vang, màu trắng từ vỏ sò tán nhỏ.

Những màu từ thiên nhiên trên có độ bền cao, thường có cung bậc trầm, nhưng không tươi sáng như những màu sắc hiện đại. Vì vậy, nhu cầu sử dụng màu bột, phấn màu, màu nước … để thể hiện được nhiều loại tác phẩm cho nhu cầu sáng tác ngày càng nâng cao trong đời sống hiện tại.

tranh lua bong benh
Tranh lụa Bồng Bềnh của Đoàn Hữu Dũng với màu sắc tươi tắn. Ảnh: @baotangmtvn

Kỹ thuật vẽ tranh lụa

Không có giới hạn nào về chất liệu màu sắc để thể hiện lên lụa. Mỗi họa sĩ sẽ tìm kiếm, lựa chọn cho mình một mô tuýp thể màu phù hợp với công việc sáng tạo của mình. Nhìn chung, những loại màu thô và ít nước có khả năng đem lại hiệu ứng vững chắc nhưng thiếu độ trong, chiều sâu và uyển chuyển trên bước tranh lụa. Thế nên, màu nước, phẩm màu hoặc mực nho sẽ dễ dàng hơn cho sáng tác trên lụa.

Trước tiên cần chú ý là khác hẳn với sơn dầu, một khi màu đã ngấm trên lụa thì khó có thể thay đổi. Nhưng ưu thế của lụa là sự mèm mại, dịu dàng, êm đềm và sâu lắng. Để làm được điều đó, người họa sĩ cần vẽ đi vẽ lại nhiều lần để màu thấm từ từ như ý muốn.

Một kỹ thuật nâng cao trong sáng tác tranh lụa là kỹ thuật rửa lụa hay giặt lụa. Yêu cầu kỹ thuật thật cao để cho màu không bị bay hay loang màu. Khi sử dụng kỹ thuật rửa lụa đòi hỏi người nghệ sĩ phải luyện tập nhiều và tỉ mỉ trong từng công đoạn thì sản phẩm mới đạt như yêu cầu. Có nhiều người nói kỹ thuật rửa lụa như kỹ thuật mài trong sơn mài Việt Nam.

Khi thực hiện một tác phẩm trên lụa đòi hỏi sự tỉ mĩ của người họa sĩ. Vẽ từng nét một, từ nhạt đến đậm, có thể chồng màu lên nhau. Đây là cũng một cách pha màu trực tiếp trên tranh. Khi màu đã khô, để loại bỏ cặn màu hay làm cho màu dịu nhẹ, họa sĩ sẽ dùng kỹ thuật rửa lụa như đề cập ở trên.

Một yếu tố cần chú ý khi thực hiện tranh lụa là kỹ thuật căn lụa, đây có thể được xem như là công đoạn đâu tiên để tiến hành vẽ. Lụa được căn lên khung gỗ được đính bằng keo hay đinh mũ. Kỹ thuật này rất tiện cho việc áp dụng rửa lụa; tuy vậy, có nhược điểm là dễ bị thủ và chùng lụa. Do đó, nên chú ý tạo khung vững chắc, đính căn cẩn thận.

Và một kỹ thuật căn lụa nữa đó là gián lụa lên bảng trắng foocmica. Đây là cách dễ dàng được nhiều họa sĩ trẻ áp dụng. Phương pháp căn này có thể áp dụng với những bức tranh lụa khổ lớn, yếu tố chùng được khắc phục dễ dàng hơn.

Với một kỹ thuật cơ bản của vẽ tranh lụa cần phải để ý đến đó là các khoảng trống trong tranh, tất cả đều được tô màu để bảo vệ lụa khỏi bị móc, tranh sẽ có tuổi thọ cao hơn.

tranh lua don con
Tranh lụa: Đón Con của Trần Thanh Ngọc. Ảnh: @baotangmtvn

Giá trị biểu đạt nghệ thuật của tranh lụa

Giá trị biểu đạt đầu tiên đó là sự sáng tạo của người nghệ sĩ, yếu tố này giống như những loại tranh khác trong hội họa. Mỗi người nghệ sĩ có khả năng và cách nhìn khác nhau về con người, sự vật, cuộc sống, từ đó họ thể hiện khác nhau ở mỗi tác phẩm tranh lụa.

Trên tranh lụa ngoài dựa vào yêu cầu nghệ thuật bố cục chung, người họa sĩ thường dựa vào sự mềm mịn, thanh mảnh của lụa mà nâng tầm biểu đạt. Theo đó cách phối cảnh, thực hiện vẽ sẽ khác nhau; thường ít sử dụng đến ánh sáng, khổi nổi trên tranh lụa như tranh sơn dầu. Nét mờ hay tỏ được cân nhắc cẩn thận để khi người xem gân hay xa đều cảm nhận sâu sắc nhất nội dung của một bức tranh mà tác giả muốn nói.

Một giá trị biểu đạt nghệ thuật khác nữa là các khoảng trống trong tranh lụa. Đa phần không tranh lụa bao gồm nhiều mảng trống nghệ thuật. Yếu tố này giúp cho họa sĩ tập trung vào chủ để cụ thể hơn, diễn đạt cô dọng, rõ ràng chủ thể chính trong tác phẩm của mình được tốt hơn.

Tuy nhiên, các khoảng trống không chỉ là bỏ trống, mà các tác giả phải xử lý để các mảng màu phù hợp nhau, ăn ý nhau hơn, để tôn thêm ý chính của toàn bộ bố cục bức tranh. Sử dụng mảng trống có thể giúp tạo ra độ sáng tối, có thể làm cho bức tranh có chiều sâu, lạnh nhạt khác nhau.

Nét độc đáo nổi bật của tranh lụa Việt Nam là đã tìm được một bảng màu riêng cho lụa, kiệm màu, ít đường nét, nhưng vẫn tạo nên sự phong phú, sắc thái đa dạng, đặc sắc, có hương có sắc trong từng bức tranh.

tac pham thieu nu tren lua
Tác phẩm Thiếu Nữ trên chất liệu lụa của Nguyễn Thị Nhung. Ảnh: @baotangmtvn

Khác với tranh sơn mài, tranh lụa không phải bắt nguồn từ Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều họa sĩ Việt Nam đã có đóng góp lớn trong việc phát triển và nâng tầm tranh lụa đạt tầm nghệ thuật thế giới.

Việc cấu trúc lại và nâng tầm trong kỹ thuật xử lý nghệ thuật tranh lụa không chỉ về mặt tạo hình mà còn ở cách thể hiện tác phẩm bằng thế giới quan, nhân sinh quan tao ra đặt tính riêng biệt mang dấu ấn nghệ thuật truyền thống Việt Nam trong làng sáng tạo nghệ thuật của thế giới.

Tính ngẫu nhiên, nhạy bén trong kết hợp chất liệu vẽ của nhiều họa sĩ Việt (như Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Phan Chánh..) biến tranh lụa từ một sản phẩm cổ xưa thành nghệ thuật tràn trề sức sống đương đại, góp phần làm giàu cho đời sống tinh thần và nghệ thuật.

(Theo dịch từ VND)

Accomer Việt Nam
Đội ngũ Accomer Việt Nam chuyên thực hiện trải nghiệm, khám phá điểm đến ở Việt Nam và thế giới qua những chuyến du lịch đầy ý nghĩa. Chúng tôi rất vui chia sẻ những góp nhặt thú vị với mong muốn giúp bạn có nguồn thông tin hữu ích cho chuyến đi tiếp theo của mình.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here