Thứ Sáu, 11 Tháng Mười, 2024
HomeTổng quan du lịch6 điểm văn hóa nổi bật trong đời sống người Việt

6 điểm văn hóa nổi bật trong đời sống người Việt

Văn hóa truyền thống Việt Nam được hình hành và phát triển qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại trong đời sống mỗi người, gia đình, và cả xã hội, làm nên nét đẹp cuốn hút.

Từ gia đình đến xã hội, từ thờ cúng tổ tiên đến thờ cúng vua Hùng của cả đất nước, những cách ăn mặc, lễ hội… đã góp phần tạo cho Việt nam trở thành một đất nước chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống đa sắc màu.

le hoi lang viet
Lễ hội làng là một trong những nét văn hóa nổi bật trong đời sống. Ảnh: QuocDung/pixabay

Trong bài này, chúng tôi muốn giới thiệu tổng quan cho các bạn biết những nét nổi bật của văn hóa trong đời sống người Việt nam.

Bây giờ chúng ta cùng nhau khám phá nhé!

1. Giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình Việt Nam

Gia đình là trọng tâm của xã hội, là nền tảng bảo tồn văn hóa và góp phần vào sự phát triển và văn minh cho toàn bộ đất nước. Với quan niệm như thế, nên người Việt nam luôn đặt gia đình vào vị trí trung tâm cho hầu hết ý nghĩ và việc làm trong đời sống hằng ngày.

Với ý thức xưa, trong gia đình, con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng, nuôi nấng bố mẹ già. Thế nên, việc sống cùng hay gần nhà bố mẹ là một niềm ao ước của nhiều người, để có thể chăm sóc bố mẹ.

Do vậy, ngày xưa  rất nhiều người bỏ việc làm quan xa hay chức vụ ở nơi xa chỉ để được sống gần bố mẹ. Từ đó, gia đình Việt Nam xưa hình thành nên một lối sống, đại tam đường, đại tứ đường, nghĩa là nhà có ba hay bốn thế hệ sống cùng. Tuy không nhiều, nhưng hiện nay vẫn còn một số gia đình với nhiều thế hệ sống cùng nhau.

Ngày nay, ý thức sống cùng hay gần bố mẹ đã thay đổi, nhiều người trẻ được tự do bay nhảy, tìm kiếm khoảng trời xa để có dịp phát triển tài năng và thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy vậy, ý thức phụng dưỡng, biết ơn bố mẹ vẫn luôn còn ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống của mỗi người.

Chữ hiếu vẫn là hàng đầu trong luân lý của người Việt. Mọi người đều cho rằng, nếu cư xử với cha me chẳng ra gì thì người đó không thể tử tế được với ai.

Tuy nhiên, hiếu với cha mẹ, ngoài việc giữ được lòng thành kính, đừng để cha mẹ phiền lòng, con cái mong cho mẹ vẻ vang thì phải nghĩ cách mà lập thân, làm nên sự nghiệp để thỏa lòng mong ước của cha mẹ, không để tiếng xấu với gia đình và xã hội.

Những ý thức về bố mẹ và giá trị gia đình truyền thống đã góp phần làm cho văn hóa Việt Nam thêm đa sắc màu và nhiều giá trị trường tồn.

Vì vậy, nếu bạn là du khách nước ngoài khi có dịp đến thăm Việt Nam, bạn hãy dành một ít thời gian để thăm quan một vài gia đình truyền thống để hiểu rõ hơn nét đẹp văn hóa trọng gia đình của người Việt nam.

2. Thờ cúng tổ tiên là nét văn hóa quan trọng

Phong tục thờ cùng tổ tiên, ông bà, cha mẹ của từng gia đình, dòng họ đã được đinh hình ở Việt Nam từ rất lâu đời.

Xét tục thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam, đó là việc làm rất thành kính, sự thể hiện tinh thần không quên gốc rễ, nguồn cội, cũng là một nghĩa vụ của mọi con người. Người trong gia đình hay dòng họ thường hằng năm tổ chức lễ cúng bái vào ngày mất của tổ tiên để tưởng nhớ người đã khuất, cũng là lúc con cháu cùng nhau họp mặt để thể hiện lòng tôn kính nhớ cuội nguồn.

Thế nên, khi viếng thăm bất kỳ gia đình nào ở Việt Nam, bạn sẽ dễ nhận ra một nơi rất trang trọng, thường giữa nguôi nhà là nơi bàn thờ tổ tiên của gia đình.

Vì vậy, bạn hãy chú ý không được đứng quay lưng lại với bàn thờ này, và cũng không được ngồi vào vị trí trước bàn thờ (mặc dù nếu có để ghế ngồi đối diện với bàn thờ), mà bạn hãy ngồi sang hai bên thể hiện sự tôn trong gia đình và tổ tiên của họ. Khi đó, bạn đã thể thiện một nét đẹp của sự tôn trọng trong văn hóa Việt nam.

Từ phong tục thờ cúng tổ tiên của gia đình, dòng họ góp phần tạo nên việc tôn thờ tổ tiên của cả nước Việt Nam, đó là thờ cúng và giổ tổ Hùng Vương.

Vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm, cả nước tổ chức lễ dỗ tổ vua Hùng, khu vực chính là ở đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Người dân cả nước đi lễ, và trẩy hội Đền Hùng để tỏ lòng biết ơn người tạo dựng nên đất nước. Đó là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam.

Việc thờ cúng tổ tiên, ngày giỗ tổ các Vua Hùng của Việt Nam là một phong tục cổ truyền, một tín ngưỡng, niềm tin, chưa phải là một tôn giáo với đủ giáo lý. Tuy vậy, nét văn hóa truyền thống này của người Việt đã tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong đời sống người dân trong đời sống hiện nay.

3. Văn hóa tín ngưỡng trong đời sống người Việt

Bên cạnh văn hóa thờ cúng tổ tiên, văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam còn thể thiện rất rõ trong việc thờ phụng thần linh, thành hoàng, thánh Mẫu. Đó là tín ngưỡng thành hoàng làng.

Các nơi thờ tự này là biểu hiện một tập tục văn hóa truyên thống, thể hiện sự kính trọng, nhớ ơn các vị tiền nhân đã có công với làng xã và với dân tộc trong lịch sử.

Không ít làng nghề cổ truyền ở Miền Bắc còn có phong tục thờ cúng tổ nghề, thánh sư tiên sư, nghệ sư như làm nghề tiện gỗ ở Nhị Khê (Hà Tây, Hà Nội), nghề đúc Đồng Huế, nghề đóng giầy dép ở Chắn Hải Hưng. Nghề hát tuồng, cải lương cũng có tục thờ tổ nghề.

Thế nên, nếu bạn có dịp đến một số làng quê ở Miền Bắc và Miền Trung Việt nam, bạn rất dễ nhận ra các đền làng, thường ở nơi cao ráo thoáng đãng trong làng, là những công trình kiến trúc cổ, là nơi linh thiên và đáng trân trọng của từng khu làng.

Tại các nơi này, người dân thường tổ chức lễ hội dân hương định kỳ vào các dịp trong năm. Như vào các dịp bắt đầu mùa vụ mới, nông dân thường tổ chức lễ Hạ Điền tại các đền làng  để cầu mong mưa gió thuận hòa, cây cối phát triển tốt tươi. Và khi lúa đã gặt xong, người ta lại tổ chứ lễ cơm mới, thường vào tháng chín âm lịch.

Tập tục thờ cúng này thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt nam. Nó thể thiện đạo lý mà trong dòng họ thì nhớ công ơn của tổ tiên, trong làng xã thì ghi công ơn của hoàng thành, đó là những ngươi đã có công khai phá lập làng, đánh giặc hay cứu nạn trừ tai.

Ngoài các kỳ đâng hương theo tục lệ từng khu làng, trong năm thường có những kỳ dân hương khác như vào kỳ mở hội vào mùa xuân hay mùa thu, hoặc vào ngày sinh hay ngày mất của thần linh thờ phụng tại đình làng.

Mỗi kỳ mở hội thường kéo dài nhiều ngày. Trong dịp này, ngoài cúng tế thần linh, thánh Mẫu, người dân con tổ chức lễ hội với nhiều trò chơi dân gian.

4. Văn hóa lễ hội

Lễ hội là một phần sắc màu văn hóa trong cuộc sống tinh thần của người Việt Nam. Chính lễ hội là nơi để cho mọi người trong cộng đồng giao lưu, trao đổi với nhau, giúp tăng cường giá trị cộng đồng và tinh thần để tương trợ nhau.

Có rất nhiều lễ hội diễn ra từ miền bắc đến miền nam Việt nam, rải đều trong hầu hết các mùa trong năm. Tuy nhiên, mùa xuân là mùa lễ hỗi chính trong năm.

Tết Nguyên Đãn là một lễ hội truyền thống quan trọng của người Việt Nam, khi mọi người đều đều nghỉ ngơi, tổ chức cúng bái tổ tiên sau một năm làm lụng vất vả.

Lễ hội truyền thống ở Việt Nam còn bao gồm nhiều lễ quan trọng: Ngày lễ giổ tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng ba âm lịch hằng năm, lễ hội Gióng vào ngày 9 tháng 4 âm lịch được tổ chức tại Gia Lâm (Hà Nội), lễ hội chùa Hương diễn ra trong thời gian khá dài từ ngày 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch (tại Chùa Hương – Mỹ Đức, Hà Nội), lễ hội cầu ngư tại Phú Vang (Thừa Thiên Huế) vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch, hay lễ Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 15 tháng tám âm lịch khi hầu hết trẻ em chờ đợi chiếc bánh trung thu ngọt ngào và những món đồ chơi vui nhộn.

Chính các lễ hội đã thúc đẩy văn hóa cộng đồng của người Việt Nam tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Đồng thời tăng cường tinh thần nhớ ơn nguồn cội của mỗi người khi được hòa mình vào không khí thiêng liêng của phần lễ trong các dịp lễ hội diễn ra.

Chính vì vậy, nếu bạn muốn khám phá văn hóa việt Nam, bạn có thể tham gia một trong các lễ hội truyền thống, đó cũng là cách để phần nào tiếp cận được nét đẹp văn hóa trong đời sống người Việt.

5. Văn hóa ẩm thực đa dạng và phong phú

Đi cùng một nền văn hoá đa dạng và lâu đời là một nền ẩm thực phong phú và đặc sắc. Từ miền bắc đến miền nam, người Việt Nam sinh sống trên nhiều vùng địa lý đa dạng địa hình khắp toàn quốc, vì thế ẩm thực của mỗi vùng miền tạo nên sắc thái riêng biệt.

Nhiều món ăn đã trở thành đặc sản trên đất nước Việt Nam và được nhiều người biết đến, như Bánh Cuốn hay Phở Hà Nội, Bún Bò Huế, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), vịt quay mắc mật, phở chua, cháo nhộng ong Miền Nam, các món xôi nếp nương của người Mường, thịt chua Thanh Sơn (Phú Thọ)…

Ẩm thực miền Bắc Việt Nam đặc trưng với khẩu vị mặn mà, đậm đà, thường không nhiều các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến…

Nhiều người đánh giá cao ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì… và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng…

Đồ ăn miền Trung được biết đến với vị cay nồng, với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm.

Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày. Mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều món khác nhau.

Ẩm thực miền Nam có thiên hướng hảo vị chua ngọt, đây là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan. Các món ăn có đặc điểm là thường cho thêm đường và hay sử dụng sữa dừa.

Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, cá lóc nướng trui…

6. Nét đẹp của văn hóa ăn mặc

Với 50 dân tộc ở Việt Nam, trang phục của mỗi dân tộc góp phần tạo nên sự đa dang và đầy màu sắc trong văn hóa Việt Nam về trang phục.

Nếu bạn có dịp đến tham quan vùng núi phía Bắc Việt Nam, chắc hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua hình ảnh những chiếc áo và váy thổ cẩm đầy màu sắc của các dân tộc địa phương.

Thông qua những nét hoa văn trên áo, váy, và khăn đội đầu, người ta có thể biết được sự khéo léo và cần cù của người phụ nữ. Bởi vì để dệt nên những mẫu hoa văn đẹp, cuốn hút, họ cần cẩn mẫn thực hiện những kỹ thuật độc đáo làm cho sản phẩm trở nên cuốn hút hơn.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng bắt gặp nhiều trang phục truyền thống rất đẹp của người kinh Bắc, như áo tứ thân, áo năm thân. Mặc dù, những trang phục này không còn phổ biến trong đời sống hiện đại, nhưng chúng ta có thể thấy các nghệ sĩ ở Hà Nội, Nghệ An, hay Thanh Hóa thường sử dụng biểu diễn khi hát dân ca, quan họ.

Tiếp đến là chiếc áo bà bà ở miền Nam Việt Nam. Nó trở nên gọn gàng và đơn giản hơn so với các mẫu trang phục truyền thống ở Phía Bắc để phù hợp hơn với những hoạt động trên đồng ruộng và ruộng rau.

Đặc biệt, với nhiều khách nước ngoài, hầu hết du khách đều ấn tượng với tà áo dài truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Áo dài hiện nay có một vài điểm thay đổi, tuy nhiên nó vẫn còn giữ được nét đẹp và duyên dáng của người phụ nữ. Những chiếc áo dài truyền thống trở thành trang phục cưới ở Việt Nam vẫn còn duy trì đến ngày nay.

Áo dài trở thành biểu tượng nổi bật của Việt Nam, của vẻ đẹp người phụ nữ. Ở mọi nơi, từ các nữ sinh trung học phổ thông, lễ tân khách sạn, và đến những nhân viên văn phòng hay giáo viên, hình ảnh áo dài vẫn đang hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của mọi người.

Mặc dù, hầu hết mọi người sử dụng áo quần tân thời theo phong cách hiện đại ở Việt Nam. Tuy nhiên, áo dài vẫn có mặt ở hầu hết mọi nơi hoạt động hằng ngày. Đối với hình ảnh áo quần truyền thống khác, chúng ta vẫn còn được thấy sự diện của chúng trong những dịp lễ hội, lễ Tết.


Văn hóa Việt Nam là một tổng thể bao quát rất nhiều khía cạnh trong đời sống của người Việt. Tuy nhiên, với giới hạn của một bài viết giới thiệu chung về văn hóa, chúng tôi chỉ nêu ra năm đặt điểm văn hóa nổi bật nhất trong nét đẹp văn hóa tồn tại trong cuộc sống của địa phương.

Những nét văn hóa này có thể xem như tiêu biểu để hình thành nên nhiều đặc tính riêng mà bạn có thể bắt gặp trong đời sống thực trên nhiều vùng đất nước.

(Nguồn dịch từ VND)

Accomer Việt Nam
Đội ngũ Accomer Việt Nam chuyên thực hiện trải nghiệm, khám phá điểm đến ở Việt Nam và thế giới qua những chuyến du lịch đầy ý nghĩa. Chúng tôi rất vui chia sẻ những góp nhặt thú vị với mong muốn giúp bạn có nguồn thông tin hữu ích cho chuyến đi tiếp theo của mình.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here