Thứ Hai, 20 Tháng Năm, 2024
HomeTổng quan du lịchGia đình Việt Nam: nơi lưu giữ những giá trị cần được...

Gia đình Việt Nam: nơi lưu giữ những giá trị cần được quan tâm

Lớn lên trong tình yêu thương của một gia đình Việt Nam đúng chất. Đến khi lập gia đình và có con cái, tôi càng thấy thấm thía hơn giá trị và văn hóa của một gia đình Việt như thế nào.

Hôm nay, tôi sẽ chia sẽ với các bạn những mặt nổi bật ẩn sau những cánh cổng của gia đình Việt. Đời sống gia đình lưu giữ những yếu tố văn hóa Việt và giá trị ảnh hướng đến tính cách và lối sinh hoạt của một con người.

gia dinh viet nam
Gia đình vui vẻ. Ảnh: dungtran_june/bixabay

1. Mối quan hệ vợ chồng không thể thiếu trong gia đình Việt

Mặc dù xu hướng và nguy cơ tan rã của hôn nhân ngày càng gia tăng, nhưng hôn nhân luôn đóng vai trò quan trọng ở Việt Nam.

Do vậy, quan niệm đến tuổi trưởng thành nhất thiết lập gia đình được đưa ra như một nguyên tắc trong tâm thức của mỗi người. Theo quy định tuổi trưởng thành ở Việt nam là 18 tuổi cho cả nam lẫn nữ, đó là độ tuổi có thể lập gia đình. Tuy nhiên, đối với những người chọn theo con đường học vấn thì ít nhất để lập gia đình là sau khi hoàn thành đại học.

Bạn sẽ thấy độ tuổi lập gia đình của người Việt Nam còn tương đối sớm, chỉ 26 tuổi; trong đó, số thanh thiếu niên sống ở nôn thôn kết hôn sơm hơn đô thị, nữ kết hôn sớm hơn nam. Người có theo học đại học có gia đình trễ hơn người không theo học đại học hay cao đẳng.

Tuổi để lập gia đình ở Việt Nam có xu hướng tăng, điều đó chứng tỏ rằng chủ nghĩa cá nhân đang phát triển theo  thời gian.

Tuy vậy, mọi người đều quan niệm kết hôn là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành gia đình, giữ gìn sự bền vững của gia đình Việt Nam. Nên hầu hết mọi người đều xem việc kết hôn là một trong những việc làm quan trọng bậc nhất trong cuộc đời.

2. Thay đổi trong cách chọn bạn đời trong gia đình Việt Nam

Trước kia, hôn nhân xếp đặt là yếu tố bắt buộc trong hầu hết gia đình Việt Nam, dựa theo sự môn đăng hộ đối, cùng tầng lớp, phù hợp mặt xã hội, và địa vị.

Việc hôn nhân sắp đặt bắt đầu có sự thay đổi từ năm 1959 khi có sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình. Luật chính thức xóa bỏ hôn nhân sắp đặt, chế độ đa thê và hình thành giá trị hôn nhân mới, là hôn nhân dựa trên tình yêu và hôn nhân một vợ một chồng. Tuy nhiên, quan niệm hôn nhân sắp đặt vẫn sống trong nhiều gia đình Việt Nam, mãi đến những năm đầu 1990 mới có sự cởi mở hoàn toàn.

Từ đó, nam nữ được tự do hơn trong việc tìm hiểu lối sống, thoải mái hơn trong nhận thức về tình yêu và quan hệ nam nữ. Chuẩn mực chọn lựa người chồng hay vợ mang tính cá nhân hơn, như dựa trên tình yêu, học vấn, sức khỏe, nghề nghiệp, tính cách, ngoại hình. Yếu tố kinh tế đóng vai trò mờ nhạt hơn trong những tiêu chí trên.

Các yếu tố hôn nhân theo cách nghĩ cũ mang tính cộng đồng như môn đăng hộ đối (phù hợp điều kiện của hai gia đình), vợ chồng cùng địa phương, dân tộc không còn được coi trọng như trước kia. Điều này nói lên việc lựa chọn vợ hoặc chồng đang dịch chuyển từ quan niện cũ sang ý thức hiện đại hơn trong đời sống xã hội và gia đình Việt Nam.

>> Xem thêm: Những biểu tượng nổi bật của Việt Nam.

3. Sự bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình Việt Nam

Trước kia, do ảnh hưởng của nông nghiệp, nhu cầu lao động chân tay nhiều nên quan niệm coi trọng nam, đặc biệt gia đình cần có con trai để lao động và tiếp quản gia đình. Quan niệm này tồn tại rất lâu trong đời sống gia đình Việt.

Ngày nay, quan niệm đó đã thay đổi nhiều, nam hay nữ đều có quyền bình đẳng như nhau trong gia đình và cả trong xã hội. Vợ và chồng cùng đi làm, cùng đóng góp kinh tế cho gia đình là một điều tất nhiên.

Tuy nhiên, trong tiềm thức nhiều người Việt Nam, nam giới, cụ thể là người chồng, phải là người trụ cột về kinh tế cho gia đình, là người dẫn dắt gia đình. Điều đó vô hình đã tạo một gánh nặng kinh tế lê vai người chồng, đồng thời đặt người phụ nữ trong vai trò người nội trợ.

Đối với nhiều làng quê Việt Nam, việc các gia đình ủng hộ vợ chồng đều đi làm tăng lên theo thời gian, nhưng trong tâm tưởng họ vẫn nhấn mạnh vai trò chăm sóc gia đình là của người phụ nữ, đặt biệt khi gia đình có con nhỏ. Trong khi đó, các dịch vụ xã hội hỗ trợ cho gia đình còn hạn chế, thì áp lực đối với người phụ nữ là rất lớn.

Tóm lại, những vấn đề mất cân bằng và tư tưởng gia trưởng chủ yếu còn nặng ở các vùng quê, những nơi ít tiếp cận với những đổi mới.

4. Giá trị con cái trong gia đình Việt nam

Con cái vẫn luôn đóng vai trò qua trọng trong gia đình và hôn nhân. Khác với tư tưởng xưa kia, hầu hết mọi người không thích có nhiều con, đặc biệt ở các thành phố lớn, như Hà Nội và Sài Gòn.

Nhiều vợ chồng xem con cái như một sự gắn kết, nền tảng phấn đấu, tài sản tinh thần để duy trì sự bền vững của mối quan hệ hôn nhân trong gia đình, và hầu hết đều không chấp nhận hôn nhân không có con cái.

Những suy nghĩ của nhiều gia đình Việt Nam về giá trị con cái cũng thay đổi theo thời gian. Việc mong có con trai, có người chăm sóc khi về già, có người lao động chính trong gia đình chuyển dần sang giá trị về tâm lý và tình cảm như gắn kết hôn nhân, hoàn hiện bản thân, có người để cùng thương yêu.

Quan niệm sự trưởng thành của con cái được đo bằng giá trị kinh tế, nghĩa là lượng kinh tế người con làm ra được, vẫn còn nằm trong tâm tưởng của nhiều gia đình truyền thống, gia đình có khả năng tiếp cận với đời sống hiện đại ít, gia đình có điều kiện kinh tế thấp, nhiều gia đình ở khu vực chậm phát triển như Đồng Bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Việc giáo dục con cái được hầu hết mọi người trong gia đình Việt Nam ngày nay xem là việc chung của hai vợ chồng. Trước kia, khi gia đình còn nhiều thế hệ sống chung với nhau, ông bà cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp giáo dục con cái đặt biệt là giáo dục đạo đức.

Tuy nhiên, bạn sẽ gặp nhiều phụ nữ Việt Nam có quan niệm nuôi và giáo dục con cái là trách nhiệm chính của họ. Việc giữ quan điểm này vô tình tạo thành một gánh nặng và áp lực cho chính người vợ, người mẹ trong gia đình.

5. Quy mô gia đình có sự biến đổi

Trước năm 2000, bạn rất dễ dàng tìm thấy nhiều gia đình có nhiều thế hệ sống cùng nhau, gồm ông bà, bố mẹ, con cháu. Có nhiều ngôi nhà có nhiều cặp gia đình cùng sống chung với nhau.

Nhưng, sự thay đổi trong tư tưởng cá nhân hóa, mong muốn cuộc sống riêng tư gia tăng. Gia đình nhiều thế hệ dần dần khó tìm thấy; thay vào đó là gia đình hạt nhân.

Tuy nhiên, ông bà cha mẹ vẫn được xem trọng trong gia đình. Thế nên, vào những ngày nghỉ lễ ở Việt Nam, nhiều gia đình trẻ vẫn phải có trách nhiệm đưa con cái về thăm ông bà. Đó như là một cách giáo dục tư tưởng tôn trọng người lớn, ông bà, giáo dục cội nguồn của bố mẹ trẻ.

Một sự phát triển ngược đã hình thành trong cấu trúc gia đình ở Việt Nam, đó là gia đình nhiều thế hệ ở khu vực nông thôn đang dần thu nhỏ thì ở thành thị lại có xu hướng gia tăng trong vấn đề này. Vấn đề chính có thể nằm ở giá nhà và đất ở thành phố lớn có giá quá cao so với thu nhập của nhiều gia đình.

>> Xem thêm: So sánh cuộc sống ở nông thôn và thành thị ở Việt Nam.

Mặc dù vậy, mong ước sống riêng thành gia đình hạt nhân vẫn chiếm đại đa số trong lối suy nghĩ của nhiều người Việt. Khi đủ điều kiện kinh tế, gia đình trẻ sẽ sẵn sàng tách khỏi ngôi nhà đông đúc để phát triển gia đình nhỏ của họ. Từ đó dẫn đến điều kiện chăm sóc ông bà, bố mẹ già ngày càng giảm dần.

Tuy nhiên, trách nhiệm nuôi dưỡng ông bà, bố mẹ già vẫn là bổn phận của con cái. Họ không thích gửi bố mẹ vào những nhà dưỡng lão; chính việc này lại làm cho họ càng thêm gánh nặng trong cuộc sống, nhưng đó là trách nhiệm mà nhiều người vẫn còn giữ để làm tròn bổn phận và đạo đức người con.


Chắc chắn rằng, nhiều điều bạn không thể thấy ngay khi chỉ lướt nhìn hay nghe đâu đó trên tivi hay qua lời kể. Mặc dù tôi đã đề cập chi tiết những phương diện nổi bật ở trên, nhưng chỉ khi bạn thực sự sống cùng một gia đình Việt, bạn mới nắm rõ hơn về nếp sống của con người ở “nơi đất ở”.

(Nguồn dịch từ VND)

Accomer Việt Nam
Đội ngũ Accomer Việt Nam chuyên thực hiện trải nghiệm, khám phá điểm đến ở Việt Nam và thế giới qua những chuyến du lịch đầy ý nghĩa. Chúng tôi rất vui chia sẻ những góp nhặt thú vị với mong muốn giúp bạn có nguồn thông tin hữu ích cho chuyến đi tiếp theo của mình.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here