Thứ Tư, 11 Tháng Mười Hai, 2024
HomeTổng quan du lịchVăn hóa chợ Việt trong đời sống

Văn hóa chợ Việt trong đời sống

Nhiều người cho rằng, muốn tìm hiểu đời sống, văn hóa, phong tục của một vùng, một làng quê nào đó, bạn nên đến chợ. Bởi vì, chợ là nơi biểu hiện đầy đủ nhất đời sống kinh tế – xã hội, văn hóa của một khu vực.

Trong quá trình hội nhập và phát triển, văn hóa chợ ở Việt Nam có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, nơi đây vẫn giữ được những nét cơ bản là nơi giao thương, trao đổi, mua bán hàng hóa, là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa nổi bậc của người Việt, là điểm kết nối cộng đồng gắn liền với đời sống của người lao động.

van hoa cho viet nam
Ẩm thực là một trong những nét văn hóa chợ Việt. Ảnh: Accomer

Dưới đây là những chi tiết văn hóa chợ Việt nổi bật trong đời sống.

1. Chợ là nơi mua bán và trao đồi hàng hóa

Chợ là nơi tập trung giới thiệu các sản phẩm địa phương, đặc biệt chợ ở các vùng thôn quên. Vì do thoái quen canh tác nhỏ lẻ nên người bản địa có gì trong vườn mang ra bán cái đó khi họ dùng không hết. Vì vậy chợ có rất nhiều sản phẩm khác nhau, và chủ yếu là nông sản địa phương. Do vậy, hầu hết các nông sản không ghi nhãn mác nhưng người dân thường biết xuất xứ của nó. Chính người đân đã góp phần làm cho chợ đa dạng sản vật.

Mặc dù, lúc bấy giờ, sự giao thương phân phối hàng hóa tốt hơn, nên các chợ quê cũng không thiếu các sản phẩm công nghiệp và các nông sản từ vùng miền khác. Từ đó tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người đân bản địa khi đi chợ.

Vì vậy mọi người đi chợ cần biết một ít kỹ năng để phân biệt được hàng nông sản địa phương và từ nơi khác. Một đặc điểm nổi bật là nông sản địa phương rất tươi xanh, chỉ có theo từng mùa, và thường chỉ có với số lượng ít.

2. Chợ là nơi gặp gỡ và trao đổi tâm tư tình cảm của người địa phương

Chợ không chỉ là nơi rao đổi mua bán, nó còn là nơi gặp gỡ, trảo đổi thông tin của người địa phương.

Hầu người Việt Nam nào cũng muốn đi chợ, đi chợ đôi khi không chỉ để mua hàng, mà chỉ để ngắm hàng, ngắm người đi chợ, hòa vào sự náo nhiệt, và gặp gỡ người quen.

Có nhiều người ngày nào cũng muốn đi chợ. Đặc biệt một số người ở thôn quê, họ luôn mang ít hàng ra chợ để bán, chỉ ít thôi, ngày nào cũng vậy. Cốt họ không phải bán hàng, mà họ muốn có cái cớ để ra đó ngồi gặp bạn bè, tám chuyện. Chuyện từ đầu làng ngõ xóm, đến chuyện thời sự ở đâu đâu, họ đều đem ra để nói, để trao đổi. Tất cả chỉ muốn có buổi chợ xốm sang.

3. Chợ là nơi tìm một nửa cho mình

Không chỉ dừng lại ở sự trao đổi chuyện thường ngày, chợ còn là nơi trao đổi tình cảm nam nữ, tìm người yêu lý tưởng cho mình.

Điều đặc biệt này thường diễn ra ở một số chợ miền núi, đặc biệt là chợ Bắc Hà ở Sapa. Chợ chỉ họp một tuần một lần, lúc đấy các bạn nam nữ ăn mặc đẹp đẽ xuống chợ, không phải để mua bán mà tìm người yêu.

Người nam trổ tài thổi kèn, người nữ thì thể hiện tài năng thêu dệt thông qua những bộ áo mặc trên người. Và cả nam và nữ có những trò chơi ném còn… để thông qua đó họ tìm ra được ý trung nhân.

Những phiên chợ tình rất thú vị độc đáo, ngày nay cũng giảm xuống ít nhiều vì có thông tin liên lạc tốt hơn. Tuy nhiên nó vẫn còn diễn ra. Chính vì thế, chợ trở thành nơi thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan. Không chỉ có nam nữ mà còn có những người lớn tuổi hơn trao đổi mua bán, gặp bạn bè, tám chuyện và thưởng thức món ăn địa phương.

4. Chợ là nợi thể hiện văn hóa ứng xử thân tình của người địa phương

Văn hóa chợ xưa được biểu hiện rõ nét nhất là lối ứng xử thân tình, bởi đối tượng đi chợ phần lớn là cùng làng, cùng phố vốn đã quen biết nhau. Vì quen biết nên người bán chỉ nói thách một ít thôi còn người mua cũng chỉ mặc cả xuống thấp một chút, cho nên đôi bên đều hài lòng và vui vẻ, vì vậy quan hệ giữa người mua và người bán khá thân tình.

Hết buổi chợ lại hẹn nhau bữa sau đến mua tiếp. Cứ thế hình thành nét văn hóa đẹp trong chợ. Người bán – người mua đều vui vẻ, cả hai đều tin tưởng lẫn nhau, khách hàng cũng là bạn và bạn cũng là khách hàng. Thế nên cách mua bán trao đổi rất đơn giản và chan hòa, thấm đậm tình làng nghĩa xóm.

Đôi khi trong đời sống hiện tại, do căn thẳng của cuộc mưu sinh mà đây đó có diễn ra tranh chấp, ở đâu cũng vậy. Tuy nhiên, khi tranh cải với nhau họ cũng không để xung đột xảy ra quá căng thẳng. Đồng thời, những người cùng bán ở chợ đóng vai trò như người phân giải để làm giảm nhiệt những cuộc cãi vã đôi bên. Vì sau đó mọi người lại cùng sinh hoạt cùng nhau, cùng nhau ở chợ.

5. Chợ là nơi thuận mua vừa bán

Như ở nói ở trên, người bán nói thách một tí, người mua trả giả một tí, cả hai đều cảm thấy thuận mua vừa bán, cảm nhận được sự vui vẻ. Họ không nói đúng giá hay không nói quá cao, nên việc trả giá không hẳn là kỳ kèo, mà đôi khi nó là nét văn hóa muốn giao tiếp, tương tác với người khác.

Thế nhưng, do sự phát triển của kinh tế giao thương và du lịch, nhiều người từ nơi khác đến tham quan chợ ở các địa phương phát triển du lịch. Người bán ở chợ nhận ra người đến tham quan và mua sắm từ nơi khác, do vậy họ thường nói thách giá cao hơn bình thường bởi du khách thường là người mua một lần. Từ đó, hình thành nên việc nói thách giá cao, việc này gây ra ngộ nhận cho văn hóa chợ, văn hóa nói thách giá cao.

Do vậy, nếu bạn đi tham quan một số chợ như Chợ Đông Ba Huế hay Chợ Bến Thành ở Hồ Chí Minh, bạn sẽ có thể phải trả giá khá nhiều. Tuy nhiên, với những khu chợ địa phương khác, giá không phải quá cao. Nên việc trả giá đôi khi là chỉ để cho vui, chỉ trả giá sản phẩm công nghiệp, du lịch (như túi sách, áo quần..), còn những đồ ăn thức uống thường không ai trả giá cả.

6. Chợ là nơi tập trung ẩm thực địa phương

Chợ không chỉ để mua bán và tham quan, nó còn là nơi để mọi người có cơ hổi thưởng thức món ăn địa phương. Hầu như bất kỳ chợ nào, từ thôn quê đến thành phố, từ đồng bằng đến miền núi, đều có khu vực dành riêng cho việc mua bán các món ăn bản địa. Đặc biệt ở phố cổ Hội An có hẳn một chợ ẩm thực, gọi là Chợ Ẩm Thực Hội An.

Đến chợ có người muốn ăn ly chè mát cho ngày nóng nực, có người muốn cái món phở thơm lừng, có người lại thích món cuốn tươi mát… Tùy từng nơi, mà mỗi khi đến chợ điều được ngửi, ngắm, thử các hương vị địa phương đặc sắc.

7. Chợ là nơi thể hiện sự tổ chức

“Buôn có bạn, bán có phường” thể hiện rất rõ trong ý cách thức tổ chức của các chợ ở Việt Nam. Ban quản lý phân ra các khu vực khác nhau để bán từng loại mặt hàng, ví dụ như vực đồ gia dụng, khu vực áo quần, khu vực rau xanh, khu vực bán cá, khu vực bán thịt, khu vực trái cấy, và khu ẩm thực.

Từ lối văn hóa này ảnh hưởng đến cách thức tổ chức kinh doanh của người Việt thể hiện rất rõ lối văn hóa buôn bán tập trung. Như ở Hà Nội có 36 phố phường, mỗi con phố chuyên kinh doanh một mặt hàng riêng biệt.

Đây là điểm văn hóa gây hứng thú đối với nhiều du khách nước ngoài. Nhiều người thắc mắc, nhiều người bán cùng mặt hàng một nơi thế thì làm sao bán được hàng? Người tiêu dùng có thoái quen là nhớ khu vực nào buôn bán cái gì, họ chỉ cần tới đó để mua, ví dụ cần rau họ đến hàng rau. Khi đến đó, họ có thể so sánh chất lượng rau bằng cách đi qua một vòng, rau nào xinh hơn tươi hơn, họ sẽ dừng lại để mua.

Thế nên, khi buôn bán cùng một nơi cùng một mặt hàng, tạo sự thuận lợi cho người đi mua sắm.

8. Chợ là nơi thể hiện sự phát triển của kinh tế địa phương

Khi đến chợ, bạn có thể thấy được sự phát triển của địa phương đó ở mức độ nào. Chợ nào hàng hóa đa dạng phong phú thì nơi đời sống người dân giàu có, hiện đại. Ngược lại, vùng đất nào còn lạc hậu, nghèo nàng, hoặc dân cư thưa thớt, khó sống thì nơi đó chợ vắng lặng.

Chợ họp cả ngày chứng tỏ nơi đó nhu cầu giao thương hàng hóa mạnh mẽ, đời sống người dân xung túc. Đặc điểm này dễ thấy tại các chợ ở thành phố. Ngược lại đối với cuộc sống ở các làng quê thuần nông và ngư nghiệp là chính, nhu cầu họp chợ chỉ một buổi là đủ.

Với các chợ phiên vùng cao, việc nhóm họp chỉ diễn ra mỗi tuần, thậm chí mỗi tháng một lần. Thời gian mở cửa có khi từ nữa đêm hôm trước cho đến chiều muộn hôm sau. Nơi đây ban đầu, thuần túy chỉ là nơi trao đổi những sản vật của người dân trong bản hoặc các bản lân cận với nhau. Những sản vật tương đối đơn giản như vải vóc, rau củ đặc sản hoặc lương thực cần thiết như ngô, khoai. Ngoài ra, nó cũng là cơ hội để những đôi trai gái khác bản có thời gian, cơ hội gặp mặt, trao đổi tìm hiểu nhau.

Ngoài những ngôi chợ dân sinh, chợ đầu mối là phần không thể thiếu trong đời sống người Việt. Chợ chỉ họp trong khoảng thời gian ngắn và bán một số mặt hàng nhất định nhưng lượng hàng hóa trao đổi rất lớn, nhanh chóng, mạnh mẽ.

Phong cách trao đổi buôn bán ở đây cũng đặc biệt khác so với các khu chợ dân sinh. Người ta mua bán nhanh hơn, công đoạn trả giá tuy ít nhưng dứt khoát và mang tính quyết định cao. Mua bán ở chợ đầu mối gần như không mang yếu tố tình cảm, giao lưu mà thể hiện đậm dấu ấn của đời sống kinh tế thị trường.

Chợ đầu mối diễn ra rất ngắn, như các chợ rau, thường diễn ra từ giữa đêm đến 3 – 4 giờ sáng, hay Chợ Cá Thanh Hà ở thành phố Hội An họp đông đúc từ 5 – 6:30 sáng, chợ hải sản trên các bãi biển chỉ từ 1 – 2 tiếng đồng hồ, hay chợ cá trên phá Tam Giang Huế lúc 4 -5 giờ sáng. Chúng diễn ra nhanh, chóng bởi vì bản chất chợ đầu mối chỉ là nơi trung chuyển các hàng hóa đến khu vực khác. Tuy các chợ này có thời gian diễn ra ngắn nhưng lượng hàng hóa trao đổi rất lớn.


Nét văn hóa đặc sắc, độc đáo thể hiện tâm hồn dân tộc qua các chợ là điểm thu hút khách du lịch khám phá, tìm hiểu đất nước, con người Việt Nam. Viếng thăm các chợ địa phương cũng là lúc người ta đắm chìm trong trong sắc thái biểu cảm của người Việt, trải nghiệm văn hóa rực rỡ sắc màu.

(Nguồn dịch từ VND)

Accomer Việt Nam
Đội ngũ Accomer Việt Nam chuyên thực hiện trải nghiệm, khám phá điểm đến ở Việt Nam và thế giới qua những chuyến du lịch đầy ý nghĩa. Chúng tôi rất vui chia sẻ những góp nhặt thú vị với mong muốn giúp bạn có nguồn thông tin hữu ích cho chuyến đi tiếp theo của mình.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here