Thứ Hai, 20 Tháng Năm, 2024
HomeTổng quan du lịchLễ giáng sinh trông như thế nào ở Việt Nam?

Lễ giáng sinh trông như thế nào ở Việt Nam?

Ước chừng chỉ 8% dân số theo đạo Thiên Chúa, nhưng mỗi mùa giáng sinh về, không khí và sắc màu noel lại tràng ngập các khu phố ở Việt Nam. Tại các nhà thờ việc trang hoàng lộng lẫy, các nhà dân xung quanh cũng treo đèn kết hoa để hưởng ứng không khí náo nhiệt.

le giang sinh o viet nam
Giáng sinh là mùa yêu thương.

Và sau đây là những thứ không thể thiếu để cho ngày giáng sinh thêm rộn ràng.

Cây noel

Việt Nam là một nước nhiệt đới, nhưng may mắn có nhiều cây thông được trồng trên các vùng núi. Thế nên, việc trang hoàng cây thông noel cũng khá dễ dàng ở hầu hết mọi nơi.

cay thong giang sinh
Cây thông giáng sinh được trang trí rất bắt mắt.

Tuy nhiên, giá cả của những cây thông thật khá đắt đỏ, nên hầu hết mọi người chọn cây noel làm bằng nhựa, giấy, vải, sắt, kim tuyến.

Với những công ty hay siêu thị lớn, họ có thể làm cây noel bằng các vật liệu khác. Chẳng hạn, siêu thị Vinpearl chuẩn bị cây noel thật cao to bằng khung sắt, sau đó xếp các chai bia màu xanh bằng thủy tinh, cuốn hút rất nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh.

Những vật dụng được trang trí trên cây thông cũng khá giống với các nước châu Âu, bao gồm quả cầu, dây kim tuyến, các bông tuyết giả bằng giấy hoặc bằng xốp, hộp quà, kẹo giả, đèn màu.

Dù trang trí như thế nào hay bằng vật liệu gì, mọi người đều mong hơi ấm và sắc màu sặc sở tươi vui để chào đón mùa giáng sinh ấm áp đang tràn về.

Thế nên, không chỉ cây thông noel mà nhiều người theo đạo Thiên Chúa còn trang trí nhà cửa với đèn lồng, xây hang đá nhỏ để thê màu sắc và sức sống mới cho ngôi nhà của mình.

Ông Già Noel

Ôi thật thiếu sót nếu không đề cập đến một người rất quan trọng trong mùa giáng sinh, Ông Già Noel, hay còn gọi là Santa Claus. Mặc dù Việt Nam có nền nhiệt khá nóng, nhưng không vì thế mà nhiều người không thể mặc bộ đồ màu đỏ dày để hóa thân thành Santa Claus.

ong gia noel
Ông già Noel. Ảnh: JillWellington/pixabay

Từ đầu tháng 12 hằng năm, đâu đó trên các đường phố bạn sẽ bắt gặp hình ảnh ông già với râu giả và bộ đồ màu đỏ quen thuộc của Santa để chuyển những gói quà đến mọi người.

Đặt biệt, các em nhỏ thật thú vị khi được chụp ảnh cùng Santa khi nhận quà, hay ở các điểm vui chơi hoặc trong các khu mua sắm.

Hình ảnh của Santa Claus trở nên quen thuộc ở Việt Nam. Mọi người như mặc định rằng, khi thấy Santa trên phố hay ở các siêu thị thì đó là lúc mùa giáng sinh đang đến.

Santa Claus trở thành biểu tượng ngọt ngào khi mang những niềm vui thông qua những món quà nhỏ đến mọi nơi. Đó là lúc trái tim của mọi người được sưởi ấm.

Lý do người Việt tổ chức lễ giáng sinh

Giáng sinh không có nguồn gốc ở Việt Nam, nhưng đó đã được tiếp nhận một cách nhanh chóng, trở thành một lễ hội không chỉ cho người theo đạo Thiên Chúa, mà cho tất cả mọi người ở nơi đây.

Hầu hết người Việt khi tổ chức lễ Giáng Sinh không còn ý nghĩ thuần túy để phục vụ nhu cầu tâm linh, mà nó đã trở thành một lễ hội trong nền văn hóa đa màu sắc của Việt Nam, nó được tiếp nhận như một tập tục đẹp trong đời sống hiện nay.

Khi đó, trẻ em háo hức đón chờ những món quà xinh xắn từ ông già Noel, còn người lớn lại tặng quà và chúc nhau những lời tốt đẹp, bạn bè quây quần tổ chức tiệc ở nhà, hay thưởng thức tiệc cùng nhau ở quán ăn, cùng nhau tâm sự ở quá cà phê. Tất cả tạo nên sự ấm cúng, chang chứa tình yêu thương, mong mọi người bình an.

Người theo đạo hay không theo đạo Thiên Chúa giáo có thể có cách đón giáng sinh khác nhau, nhưng cùng một điểm chung: Trao nhau tình cảm yêu thương, cùng nhau hướng tới hạnh phúc, cầu chúc mọi điều an lành cho cuộc sống.

Chào đón Giáng sinh, dù ở nơi đâu trên thế giới, thông điệp yêu thương mà con người trao gửi cho nhau thì không nơi nào là khác. Chứng tỏ lý do tại sao ngày lễ Giáng sinh được chào đón, góp phần làm phong phú thêm đời sống tâm linh và sinh hoạt văn hoá của người Việt trên bước đường hội nhập cùng thế giới.

Mỗi khi tiếng chuông vang lên, những cái nắm tay cầu nguyện sẽ xua tan mọi sự phân biệt, mọi khoảng cách, mang đến sự ấm áp, niềm hạnh phúc và an lành cho mọi người. Đó là lý do cao đẹp mà lễ Giáng sinh được tổ chức và chào đón mạnh mẽ ở Việt Nam.

Gợi ý những món quà giáng sinh để tặng cho nhau

Mỗi khi tháng 12 đến, đặc biệt từ sau ngày 15 của tháng này, mọi người đều háo hức mong muốn nhận được món quà dù nhỏ hay lớn, nhưng giàu ý nghĩa từ những người thân yêu.

qua giang sinh
Quà giáng sinh

Những món quà đôi khi chỉ là chiếc mũ len, đôi găng tay hay chiếc khăn quàng cổ, cũng có thể là món quà giáng sinh đáng yêu, làm cho mùa đông trở nên ấm áp hơn.

Người có điều kiện hơn có thể tặng cho nhau những vật phẩm giá trị hơn, nhưng luôn đặt yêu cầu có ý nghĩa về tinh thần, như tặng nhau chuyến đi du lịch đến những vùng đất mới.

Nói tóm lại, nếu bạn muốn tặng quà giáng sinh cho các em nhỏ, hãy chuẩn bị những món đồ chơi thú vị, những chiếc áo đầm xinh sắn cho các bé gái, hay những túi bánh kẹo thơm ngon. Còn với người lớn, những vật dụng có giá trị đơn giản như khăn, áo, mũ, đồ dùng trang trí nhỏ nhỏ sẽ là gợi ý tốt.

Địa điểm ưa thích vào đêm Giáng Sinh

Hầu hết mọi người đều háo hức chờ đón đêm Giáng Sinh, đặt biệt là những người theo đạo Thiên Chúa và các bạn trẻ. Có lẽ người trẻ là đối tượng tiếp nhận cái mới nhanh hơn, họ có thể hòa nhập tốt hơn với lễ hội và nét văn hóa mới.

Đêm giáng sinh là nơi mọi người trao nhau niềm vui và hạnh phúc, mong hơi ấm tràn ngập không gian. Thế nên, họ hay đến các nhà hàng để tổ chức tiệc tùng và gồi cùng nhau ở các quán cà phê trước 11 giờ đêm.

Từ 11 giờ đến 12 giờ là lúc mọi người thường hay rủ nhau tụ họp đến các nhà thờ lớn trong thành phố để chiêm ngưỡng những ánh đèn lung linh, không gian nhộn nhịp, nhưng an lành như ý nghĩa của giáng sinh mang lại.

Ở các thành phố lớn, như nhà thờ lớn ở Hà Nội hay nhà thờ đức bà ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Nhà Thờ Phú Cam ở Huế là tụ điểm nổi bật, tập trung đông nhất những người tham dự, chia sẽ không khí giáng sinh. Tuy nhiên, ở Sài Gòn nhiều hoạt động thú vị lại diễn ra ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, nên bạn đừng bỏ qua địa điểm này trong đêm giáng sinh nhé.

nha tho phu cam
Nhà thờ Phú Cam Huế là một địa điểm cuốn hút đêm giáng sinh. Ảnh: Accomer

Những câu hỏi về giáng sinh ở Việt Nam

Ông già noel trong tiếng Anh gọi là gì?

Ông già Noel trong tiếng Anh gọi là Santa Claus hay Santa. Santa Claus trở nên thân quen với mọi người, kể cả các em nhỏ.

Ông già Noel là người mang áo quần màu đỏ, có bộ râu trắng dài như tuyết, mang chiếc mũ màu đỏ, và trên vai có túi quà xinh xinh.

Giáng sinh có phải là một ngày nghỉ lễ?

Giáng sinh không phải là một ngày lễ chính thức ở Việt Nam. Tuy nhiên, ai cũng háo hức chờ đón Giáng Sinh với nhiều niềm mong chờ có được sự ấm áp, niềm vui hạnh phúc.

Lễ giáng sinh thường diễn ra trong mấy ngày?

Ở Việt Nam, Giáng sinh được chính thức diễn ra vào tối ngày 24 tháng 12 và kéo dài đến hết ngày 25 tháng 12.

Trong đó, đối với người theo đạo Thiên Chua giáo, hai ngày Giáng Sinh này vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần. Còn với người không theo đạo, Giáng sinh chính thức chỉ có đêm 24 tháng 12.

Tuy nhiên, ngay từ đầu tháng 12 hàng năm, không khí giáng sinh đã diễn ra khắp mọi nơi trên đất nước. Đặt biệt, những cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, nơi mua sắm trang hoàng lộng lẫy, tung ra những chương trình khuyến mãi để chào đón sự tưng bừng của mùa giáng sinh.

Bài hát Giáng sinh nào phổ biến ở Việt Nam?

Có nhiều bài hát giáng sinh ở Việt Nam đi cùng năm tháng, cùng nhiều thế thệ. Nổi bật trong số đó là bài: “Bài Thánh Ca Buồn”, tác giả: Nguyễn Vũ, Ca sĩ thể hiện tốt nhất là Đàm Vĩnh Hưng.

Accomer Việt Nam
Đội ngũ Accomer Việt Nam chuyên thực hiện trải nghiệm, khám phá điểm đến ở Việt Nam và thế giới qua những chuyến du lịch đầy ý nghĩa. Chúng tôi rất vui chia sẻ những góp nhặt thú vị với mong muốn giúp bạn có nguồn thông tin hữu ích cho chuyến đi tiếp theo của mình.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here